Hoạt động Khoa học Công nghệ

BIỂU TƯỢNG “MƯA” TRONG TRUYỆN NGẮN “MƯA NHÃ NAM”, “MƯA” VÀ “TRUYỆN TÌNH KỂ TRONG ĐÊM MƯA” CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Giãi mã biểu tượng trong tác phẩm văn học chính là cách tiếp cận văn học nghệ thuật dưới góc nhìn văn hóa. Mỗi tác phẩm văn học đều có thể chứa rất nhiều biểu tượng, mẫu gốc cũng như vô vàn các biến thể của nó. Bài viết tìm hiểu giãi mã một biến thể của nước- mưa trong ba truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp “Mưa Nhã Nam”, “Mưa” và “Chuyện tình kể trong đêm mưa” với những hướng nghĩa biểu trưng tiêu biểu: biểu trưng cho sức mạnh thần khải thức tỉnh ý thức cá nhân con người; cho mối hiểm nguy tiềm ẩn với đời sống con người và cho nỗi ám ảnh về thân phận tình yêu đôi lứa.

                     VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG BÀI DẠY VẬN ĐỘNG “BẬT XA 20 – 25 CM”     

Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa hoạt động vận động, hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ là mục tiêu quan trọng của trường mầm non. Vì vậy, giáo viên mầm non cần vận dụng các phương pháp phù hợp, linh hoạt, sáng tạo để đạt được mục tiêu đó. Trên cơ sở phân tích bản chất tính tích cực vận động của trẻ, tác giả vận dụng các phương pháp vào thiết kế và tổ chức hoạt động “Bật xa 20 – 25cm” nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Kỹ năng mềm kết hợp với khả năng chuyên môn sẽ là chìa khóa thành công cho sinh viên trong công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Bài viết giới thiệu một số kỹ năng mềm mà sinh viên cần phải trang bị cho hành trình đi tới tương lai, đồng thời đề xuất một số biện pháp cơ bản giúp sinh viên Trường Đại học Hạ Long có được các kỹ năng mềm cơ bản nhất, phục vụ tốt cho công việc sau này.

DU LỊCH TIẾP CẬN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Du lịch tiếp cận là một khái niệm quen thuộc đối với ngành du lịch tại các nước phát triển, nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Thực tế ở nước ta, khái niệm này còn ít được đề cập đến trong các chương trình đào tạo nghề du lịch, và gần như bị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch thờ ơ. Bài viết này nghiên cứu một số nguyên nhân của hiện trạng trên và đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển của du lịch tiếp cận tại Việt Nam.