Sau nhiều năm nỗ lực và cống hiến, Trường Đại học Hạ Long đã xây dựng một đội ngũ giảng viên tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, theo quy định của Ban Giám hiệu trường, lực lượng này chỉ đảm nhận 70% khối lượng đào tạo của trường, phần còn […]
Sau nhiều năm nỗ lực và cống hiến, Trường Đại học Hạ Long đã xây dựng một đội ngũ giảng viên tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, theo quy định của Ban Giám hiệu trường, lực lượng này chỉ đảm nhận 70% khối lượng đào tạo của trường, phần còn lại (30%) được đảm nhận bởi đội ngũ thỉnh giảng là những chuyên gia, giảng viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm từ các viện nghiên cứu, các trường đại học danh tiếng khác trong và ngoài nước. Mục tiêu của phương thức này là nhằm đa dạng hóa nguồn kiến thức đào tạo của Nhà trường, thay vì chỉ bó buộc vào một cách dạy hay cách nghĩ cục bộ như ở nhiều trường khác. Ngày 27 tháng 7 năm 2016, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND quy định chế độ chi cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thỉnh giảng tại trường Đại học Hạ Long giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Nhà trường được mời giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước tham gia thỉnh giảng tại các ngành đào tạo đại học. Đến nay Trường đã mời 15 phó giáo sư và 49 tiến sĩ tham gia thỉnh giảng tại Trường diện hưởng chế độ từ ngân sách của Tỉnh. Bên cạnh các đối tượng giảng viên thỉnh giảng hưởng chế độ trên, Nhà trường còn mời thêm giảng viên thỉnh giảng do Trường tự chi trả chế độ (có biểu phụ lục kèm theo). (Ảnh)
Đội ngũ giảng thỉnh giảng đã đóng vai trò to lớn trong sự thành công của trường cho đến nay. Nhà trường đầu tư thời gian trong việc chắt lọc, chọn lựa giảng viên thỉnh giảng. Đây thường là những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm, có học hàm và học vị cao, đóng vai trò chuyên môn đầu ngành trong và ngoài nước. Đội ngũ này đảm nhận những môn học khó, chính yếu trong từng ngành, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của toàn trường, đồng thời đảm bảo mục tiêu đa dạng hóa cách dạy, cách học, và cách nghĩ trong môi trường Đại học Hạ Long.
Phụ lục: kết quả mời giảng viên thỉnh giảng giai đoạn 2015-2018
TT | Tên cơ sở đào tạo, nghiên cứu | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 |
1 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 01 Phó giáo sư | 01 tiến sĩ | |
2 | Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên | 02 tiến sĩ | 01 tiến sĩ | |
3 | Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội | 01 Phó giáo sư, 01 tiến sĩ | 01 tiến sĩ | |
4 | Trường Đại học Hà Nội | 03 tiến sĩ | 02 tiến sĩ | 02 tiến sĩ |
5 | Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội | 03 tiến sĩ | 09 tiến sĩ | 08 tiến sĩ |
6 | Trường Đại học Ngoại thương | 03 Phó giáo sư | 01 Phó giáo sư, 01 tiến sĩ | |
7 | Viện Nghiên cứu văn hoá – Viện Khoa học xã hội Việt Nam |
01 Phó giáo sư | ||
8 | Trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên |
04 tiến sĩ | 01 tiến sĩ | |
9 | Trường Đại học Công nghệ và Quản lí Hữu nghị | 01 tiến sĩ | 01 tiến sĩ | |
10 | Trường Đại học Khoa học tự nhiên-ĐHQGHN | 01 tiến sĩ | ||
11 | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên | 01 Phó giáo sư | ||
12 | Trường Đại học Văn hoá Hà Nội | 02 Phó giáo sư, 01 tiến sĩ | ||
13 | Văn phòng Huyện uỷ Vân Đồn | 01 tiến sĩ | ||
14 | Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội | 01 Phó giáo sư, 01 tiến sĩ | ||
15 | Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) | 01 Phó giáo sư | ||
16 | Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện hàn lâm KHXH Việt Nam | 01 Phó giáo sư | ||
17 | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội | 01 Phó giáo sư, 01 tiến sĩ | ||
18 | Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội | 02 tiến sĩ | ||
19 | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | 01 Phó giáo sư | ||
20 | Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | 01 tiến sĩ | ||
21 | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | 01 tiến sĩ | ||
Tổng | 6 Phó giáo sư và 08 tiến sĩ | 7 Phó giáo sư và 24 tiến sĩ | 2 Phó giáo sư và 17 tiến sĩ |