Thứ Sáu, 3/3/2023 | 17:07 GMT +7

Chương trình đào tạo ngành Văn học – Báo Chí – Truyền thông

Ngành Văn học (Báo chí - Truyền thông) - Hướng đi mới của tương lai!

1. Giới thiệu chung

Được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hạ Long là một trong nhiều trường tiên phong trên cả nước mở thành công mã ngành Văn học (Báo chí – Truyền thông) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đa dạng, phát triển đất nước trong bối cảnh Toàn cầu hoá. Đồng thời mở ra cho người học một sự lựa chọn đa ngành, tích hợp liên ngành.

Ngành văn học (Báo chí – Truyền thông) mang tính ứng dụng và thực tiễn cao. Người học được tiếp cận với 03 khối kiến thức chuyên ngành bao gồm: Văn học – Báo chí và Truyền thông. Áp dụng kiến thức và khả năng ngôn từ, vốn là điểm mạnh của văn học để sáng tạo các tác phẩm báo chí, làm các sự kiện, chương trình truyền thông là một hướng đi mới trong sự phát triển giáo dục của Việt Nam hiện nay. Vừa đảm bảo được tính khách quan, trung thực trong thông tin của báo chí, vừa đảm bảo được sự linh hoạt và tinh tế,khéo léo trong cách sử dụng ngôn ngữ.. là một trong những điều đầu tiên mà ngành Văn học (Báo chí – Truyền thông) mang lại cho người học. Đảm bảo phát triển toàn diện về tri thức – kỹ năng và phẩm chất là định hướng phát triển cốt lõi mà trường Đại học Hạ Long hướng đến đào tạo và phát triển cho sinh viên ở khối ngành học này.

2. Thời gian đào tạo: Chính quy tập trung 04 năm

3. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo cử nhân chuyên ngành Văn học (Báo chí – Truyền thông) của Trường Đại học Hạ Long là đào tạo người học có tri thức, năng lực chuyên môn vững vàng và những phẩm chất nghề nghiệp tốt đẹp. Hướng tới đào tạo đội ngũ cử nhân sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên ngành chắc chắn về văn học và ngôn ngữ, báo chí và truyền thông; có các kĩ năng làm việc tốt để thích ứng nhanh nhạy với công việc (kĩ năng nghiên cứu, phê bình; cảm thụ và dạy học văn học, viết báo, biên tập báo chí, xuất bản, tổ chức các sự kiện truyền thông, xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu văn học, báo chí, truyền thông); đồng thời có phẩm chất nhân văn tốt đẹp của người trí thức, có ý thức phục vụ cộng đồng, hoà nhập quốc tế và ý thức tự học suốt đời…

4. K năng ngh nghip

– Có khả năng thu thập, hệ thống, phân tích dữ liệu ngôn từ, thông tin bằng các phương pháp như phỏng vấn, quan sát,…

– Có kỹ năng thành thạo trong xử lý và tổ chức thông tin theo hình thức của các thể loại báo chí, phục vụ viết đăng tải, phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử).

– Có kỹ năng cơ bản trong sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ mới trong hoạt động truyền thông đại chúng, thể hiện khả năng thích nghi trong môi trường hoạt động nghề nghiệp đa phương tiện và kỹ thuật số.

– Có kỹ năng biên tập thành thạo đối với tác phẩm theo từng loại hình báo chí và thể loại tác phẩm khác nhau.

– Có khả năng cảm nhận và thấu hiểu những vấn đề của Văn học.

– Có khả năng sử dụng những kiến thức văn học vào trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động văn học như phê bình văn học, thực hành biên tập,…

5. Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp
Sinh viên theo học chuyên ngành có 3 định hướng nghề nghiệp ứng với các vị trí việc làm khác nhau:

– Giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu về Văn học, Báo chí, Truyền thông.
– Phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, điều phối viên truyền thông và tổ chức sự kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng.
– Chuyên viên tại các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã (như cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản hoặc thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi những kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao,…).
– Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành: Văn học, Ngôn ngữ, Báo chí, Truyền thông …

6. Những quyền lợi được hỗ trợ
– Có cơ hội được hưởng học bổng đầu vào của trường Đại học Hạ Long, học bổng học tập & học bổng từ các tổ chức tài trợ khác.
– Được tổ chức đi thực tế, tham quan phục vụ chuyên ngành.

– Được hướng dẫn thực hành các kĩ năng, nghiệp vụ và thực tập tác nghiệp tại các cơ quan về văn học, báo chí, truyền thông. Được liên hệ các địa điểm thực tập.
– Được tổ chức gặp gỡ các Giáo sư, Phó giáo sư của ngành nghề trong các buổi tọa đàm, ngoại khóa, hội thảo, hội nghị khoa học chuyên đề do khoa và nhà trường tổ chức.
– Được tư vấn về chỗ ở và việc làm trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp.
– Được cố vấn học tập – giáo viên chủ nhiệm chuyên trách giúp đỡ suốt khóa học.

7. Thông tin tuyển sinh
– Tên ngành: Văn học (Báo chí – Truyền thông)

– Mã ngành 7229030

– Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 sinh viên (+10%)

– Các tổ hợp xét tuyển:
+ Tổ hợp C00: Văn, Sử, Địa
+ Tổ hợp C04: Toán, Văn, Địa
+ Tổ hợp D01: Toán, Văn, Anh
+ Tổ hợp D15: Văn, Địa, Anh

Lưu ý: Để được tư vấn thí sinh vui lòng liên hệ đến Ban tư vấn tuyển sinh của Khoa theo hotline 0936.616.398 (Cô Minh Tâm) hoặc 0356.344174 (Cô Khánh Huyn). 

BÌNH LUẬN