Thứ Năm, 29/2/2024 | 10:28 GMT +7

Khoa Công nghệ Thông tin tổ chức Sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa quí I tháng 2 năm 2024 “Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tại thành phố Móng Cái”

Ngày 25 tháng 2 Chi bộ khoa Công nghệ thông tin tổ chức sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa học tập, thăm quan trải nghiệm các điểm di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tại thành phố Móng Cái.

Nhằm nâng cao nhận thức cho Đảng viên về các giá trị văn hóa, cách mạng truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Đảng, ngày 25 tháng 2 Chi bộ khoa Công nghệ thông tin tổ chức sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa học tập, thăm quan trải nghiệm các điểm di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tại thành phố Móng Cái. Tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề có toàn thể Đảng viên trong Chi bộ và các quần chúng ưu tú khoa Công nghệ Thông tin.

Đến khu di tích đền Xã Tắc đoàn đã dâng hương tưởng nhớ tam vị Thánh gồm Xã Tắc Đại vương vốn là bản cảnh thành hoàng Châu Móng Cái xưa, Hưng nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng và Cao sơn Đại vương (thần chủ về văn hóa nước Đại Việt) và những vị tiên công của các dòng họ đã có công mở mang vùng đất, giữ gìn bờ cõi biên cương nơi được ví như “phên dậu” của Tổ Quốc. Tại đây đoàn đã tham quan kiến trúc, không gian Văn hóa và học tập tinh thần của những vị tiền nhân đi trước về ý nghĩa của chủ quyền Quốc gia và Độc lập Dân tộc. Ngôi đền được xây dựng dưới thời Trần trong khoảng từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, vị trí nằm sát bên dòng sông Ka Long sát với cột mốc 1368, cách nước bạn một con sông nhỏ, nơi mà bên đây và bên kia biên giới vẫn có thể nhìn thấy và trao đổi cùng nhau, ngôi đền được thiết kế quay mặt chính diện về phía nam, nơi có con dân Đại Việt. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngôi đền vẫn tồn tại vững chắc và đứng hiên ngang nơi địa đầu Tổ Quốc.

 Đoàn dâng hương tưởng niệm tại đền Xã Tắc

Ngoài ra đoàn còn thăm quan tại khu di tích đình Trà Cổ một ngôi đền cổ kính được xây dựng từ thời Lê Sơ (khoảng thế kỷ XV, XVI) với kiến trúc đặc sắc thuần Việt, được chứng kiến hội thi “ông voi” một trong những nét văn hóa đặc sắc của người dân trong dịp lễ hội đầu năm, một trong những hoạt động được tổ chức thường niên vào mỗi dịp xuân về. Hội thi “ông voi” là cuộc thi giữa 12 chú lợn được 12 “cai đám” nuôi và chăm sóc, đại diện cho 12 tiên công đã có công khai phá và xây dựng Trà Cổ xưa. Các “cai đám” được dân làng chọn là những người con ưu tú của làng, sau đó sẽ nhận nuôi và chăm sóc, sau khi về nhà những chú lợn này được gọi là “ông voi” được coi như một linh vật của làng, được chăm sóc chu đáo và sạch sẽ, đến ngày 30 tháng 5 âm lịch, những “ông voi” được tắm rửa sạch sẽ, được cho nằm trong những chiếc cũi màu đỏ, có rèm che được các “cai đám” rước đến sân đình để chầu thần đến sáng ngày 1 tháng 6, sau lễ yết thần sẽ tổ chức chấm giải, “ông voi” nào to, dài và có thân hình đẹp nhất sẽ thắng giải. đậy là một nét văn hóa, một nghi thức thiêng liêng, quan trọng trong lễ hội đình Trà Cổ.

 Các “cai đám” rước “ông voi” vào sân đình Trà Cổ

Trong chuyến đi học tập, trải nghiệm tại thành phố Móng Cái, đoàn còn đến  thăm mũi Sa Vĩ, nơi đặt nét vẽ đầu tiên của dải đất hình chữ S là điểm khởi đầu của đường bờ biển Việt Nam, tại đây đoàn thăm quan vành đai biên giới, và cột mốc số không được coi là cột mốc địa đầu cực Đông Bắc của Việt Nam.

Đoàn chụp tại cột mốc số không, cực Đông Bắc của Tổ Quốc.

Kết thúc chuyến đi, đồng chí Phạm Thanh Huyền bí thư Chi bộ quán triệt nội dung buổi sinh hoạt chuyên đề và giao nhiệm vụ cụ thể cho Đảng viên trong chi bộ viết báo cáo thu hoạch sau chuyến đi, toàn thể Đảng viên trong chi bộ nhận thức rõ hơn về ý nghĩa Chủ quyền, Biên giới lãnh thổ, và các nét đặc trưng của văn hóa nơi vùng biên cương đất Việt, từ đó Xây dựng đội ngũ giảng viên có Quan điểm chính trị vững vàng, vừa hồng vừa chuyên,  xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh.

Một số hình ảnh trong chuyến đi.

 Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng đền Xã tắc

Tại cột mốc chủ quyền Biên giới 1368

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ

Chụp hình lưu niệm trước đình Trà Cổ, nơi diễn ra hội thi “Ông voi”

Lê Minh Đức – CNTT

BÌNH LUẬN