Thứ Ba, 10/12/2019 | 12:19 GMT +7

Đề cương ôn tập học kì 1-Lớp 8

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 I- phần văn học: Nội dung trọng tâm: – Văn bản nhật dụng: Ôn dịch thuốc lá; Thông tin về ngày Trái đất năm 2000. – Truyện Việt Nam: Tôi đi học, Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc. – Truyện nước ngoài: Cô […]

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

I- phần văn học:

  1. Nội dung trọng tâm:

– Văn bản nhật dụng: Ôn dịch thuốc lá; Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.

– Truyện Việt Nam: Tôi đi học, Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc.

– Truyện nước ngoài: Cô bé bán diêm; Chiếc lá cuối cùng; Hai cây phong.

– Thơ Việt Nam: Đập đá ở Côn Lôn.

– Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích hoặc một nhân vật văn học.

  1. Yêu cầu:

– Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa giáo dục các tác phẩm;

– Học thuộc lòng các bài thơ;

– Nắm vững nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản;

– Biết cách cảm thụ những chi tiết, hình ảnh, câu thơ, đoạn văn… đặc sắc trong các văn bản.

  1. Phần Tiếng Việt:
  2. Nội dung trọng tâm

A- Khái niệm Trường từ vựng; Lấy VD

a.Một trường từ vựng gồm nhiều  trường từ vựng nhỏ hơn

– Lấy VD ?

b.một trường từ vựng có thể bao gồm các từ khác biệt nhau về từ loại

– Lấy VD?

  1. Do hiện tượng nhiều nghĩa , một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau

– Lấy VD

d.trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển trường  từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt ( phép nhân hóa , ẩn dụ, so sánh)

– Lấy VD? ( Nhân hóa, ẩn dụ , so sánh)

– Khái niệm Nghĩa của từ: Từ tượng thanh, từ tượng hình;

B- Từ loại: Tình thái từ; Trợ từ; Thán từ;

a.Nêu khái niệm Tình thái từ?

Lấy VD tình thái từ nghi vấn?

Lấy VD tình thái từ cầu khiến?

Lấy VD tình thái từ cảm thán?

Lấy VD tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm?

b.Nêu khái niệm  trợ từ?

Lấy VD?

c.Nêu khái niệm Thán từ?

– Lấy VD thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc?

– Lấy VD thán từ gọi đáp?

  1. Các loại câu: Câu ghép;

– Nêu khái niệm câu ghép

– Lấy VD Quan hệ nguyên nhân kết quả?( đặt câu)

– Lấy VD Quan hệ điều kiện giả thiết?

– Lấy VD Quan hệ tương phản

– Lấy VD Quan hệ tăng tiến?

– Lấy VD Quan hệ lựa chọn?

– Lấy VD  Quan hệ bổ sung?

– Lấy VD  Quan hệ nối tiếp?

–  Lấy VD Quan hệ đồng thời , quan hệ nối tiếp?

– D.Dấu câu: Nêu khái niệm dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép;

– Đ. Biện pháp tu từ: Nói quá; Nói giảm, nói tránh;

– Nêu khái niệm biện pháp tu từ và lấy VD từng loại?

– Nêu tác dụng của nói quá?

  1. Yêu cầu:

– Nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm

– Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng:

+ Các bài tập trong phần luyện tập SGK Ngữ văn lớp 8, tập I;

+ Các dạng bài tập bổ sung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;

– Nhận biết và hiểu tác dụng và vận dụng các đơn vị kiến thức vào tình huống giao tiếp (đặt câu, viết đoạn văn).

III- phần Tập làm văn :

  1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: chủ đề, bố cục, liên kết trong văn bản; đoạn văn.
  2. Nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự:

+ Tóm tắt văn bản tự sự;

+ Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.

+ Viết đoạn văn, bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

  1. Nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh

– Nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về một sự vật, đồ vậtmột danh lam thắng cảnh.

 ————————————————– HẾT —————————————–

 

ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

 MÔN VẬT LÝ 8

  1. Lý thuyết
  2. Chuyển động cơ học là gì? Ý‎ nghĩa của vận tố (tốc độ)? đơn vị đo vận tốc (tốc độ)?
  3. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy ví dụ minh họa chuyển động có tính tương đối. Vận tốc có tính tương đối không? Lấy ví dụ về tính tương đối của vận tốc.
  4. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy ví dụ (mỗi trường hợp lấy một ví dụ).
  5. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng hai lực cân bằng có kết quả gì?
  6. Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lấy ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn. (Mỗi trường hợp lấy một ví dụ)
  7. Lấy một ví dụ về lực ma sát có ích. Một ví dụ về lực ma sát có hại.
  8. Viết công thức tính áp suất của chất rắn, chất lỏng? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng trong các công thức?
  9. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng?
  10. Tình bày điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng khi vật nhúng chìm vào chất lỏng.
  11. Lấy các ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Chú ý: Xem lại các câu hỏi trắc nghiệm từ Bài 1 đến Bài 12 sách Bài tập vật lí 8.

  1. Bài tập
  2. Giải thích hiện tương

* Vận dụng quán tính của một vật để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

Ví dụ: Một xe khách đang chuyển động với vận tốc không đổi bất chợt tài xế thắng gấp. Hành khách trên xe sẽ nghiêng về phía nào? Hãy giải thích?

Xem lại các bài tập: 5.14; 5.15

* Vận dụng sự xuất hiện và tác dụng (tác hại) của lực ma sát để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

Ví dụ: Tại sao dép đi lâu ngày bị mòn? Tại sao ta cầm được các vật? Tại sao phải bôi dầu, mỡ vào ổ bi…..

Xem lại các bài tập: 6.11

  1. Tính lực, hợp lực và biểu diễn các véc tơ lực

Ví dụ: Biểu diễn các lực sau:

  1. a) Trọng lực tác dụng vào một vật có khối lượng 12kg, tỉ xích 1cm ứng với 40N
  2. b) Lực kéo tác dụng vào một vật có phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải, độ lớn 800N, tỉ xích 1cm ứng với 200N.
  3. c) Lực kéo tác dụng vào một vật có phương xiên tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 450N, tỉ xích tùy chọn.

Xem lại các bài tập: 5.5; 5.6; 5.13; 6.5; 6.12

  1. Bài tập về chuyển động; Tính áp suất; Điều kiện vật nổi

VD1. Một  người có trọng lượng 510N đứng trên mặt đất. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất là 0,03m2. Hãy tính áp suất của người đó lên mặt đất. Làm thế nào để áp suất trên giảm đi một nửa.

VD2.  Một vật có khối lượng 5,4kg, khối lượng riêng 900kg /m3. Hỏi vật nổi, chìm hay lơ lửng khi nó thả trong :

a/ Nước                                                                        b/ Dầu

Biết nước có trọng lượng riêng 10 000N/m3 và dầu có trọng lượng riêng 8000N/m3

VD3. Một học sinh đi xe đạp lúc 6h15 và tới trường lúc 6h45. Quãng đường từ nhà tới trường là 2km. Dọc đường dừng lại bơm xe mất 5 phút. Tính vận tốc của học sinh đó?

VD4. Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 300m hết 2 phút rồi đi tiếp đoạn đường xuống dốc dài 500 trong thời gian 2,5 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s.

VD5. Một cốc hình trụ có diện tích đáy là S. Đổ vào cốc một lượng thủy ngân và nước có khối lượng bằng nhau. Tổng chiều cao của thủy ngân và nước là 20cm. Tính áp suất của cột chất lỏng ở đáy cốc. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân và nước lần lượt là 136000N/m3 và 10000N/m3..

VD6. Môt thùng hình trụ cao 1,2m chứa nước, mặt thoáng nước cách miệng thùng 30cm.

a, Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm A cách đáy thùng 30cm.

b, Đổ thêm thủy ngân vào thùng sao cho nước dâng lên đến miệng thùng. Tính áp suất của cột chất lỏng lên đáy thùng.

Biết trọng lượng riêng của nước và thủy ngân lần lượt là 10000 N/m3, 136000 N/m3.

VD7. Một khúc gỗ hình trụ có khối lượng 32kg. Xác định thể tích phần gỗ nổi trên mặt nước, biết khối lượng riêng của gỗ là 800kg/m3, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3?

Xem lại các bài tập: 2.5; 2.13; 3.10; 3.12; 7.6; 8.4; 12.7;

 ——————- Hết——————–

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – TOÁN 8

PHẦN ĐẠI SỐ

  1. Kiến thức trọng tâm
  2. Nhân đa thức: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, nhân hai đa thức đã sắp xếp
  3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ.
  4. Phân tích đa thức thành nhân tử: Phương pháp đặt nhân tử chung, phương pháp dùng hằng đẳng thức, phương pháp nhóm hạng tử, phương pháp tách hạng tử, phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử, phối hợp các phương pháp.
  5. Chia đa thức: Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.
  6. Phân thức đại số: Định nghĩa, tính chất cơ bản, rút gọn, quy đồng, các phép tính (cộng, trừ, nhân)
  7. Bài tập
  8. Bài tập về nhân đa thức: Thực hiện được phép nhân đơn thức với đơn thức, đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.

Bài tập tham khảo:

Bài 1: Thực hiện phép tính

a) 2x(3x2 – 5x + 3) b) x2 ( 2x3 – 4x + 3)
c) (2x – 1)(x2 + 5x – 4) d) (2x – y)(4x2 – 2xy + y2)
e) 7x(x – 4) – (7x + 3)(2x2 + x – 4). f) (3x – 4)(x + 4) + (5 – x)(2x2 + 3x – 1)

 

Bài 2: Chứng minh rằng giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.

  1. a) 3(2x – 1) – 5(x – 3) + 6(3x – 4) – 19x.
  2. b) x(3x + 12) – (7x – 20) + x2(2x – 3) – x(2x2 + 5).

 

Bài 3: Tìm x, biết.

  1. a) 3x + 2(5 – x) = 0 c) x(2x – 1)(x + 5) – (2x2 + 1)(x + 4,5) = 3,5
  2. b) 3x2 – 3x(x – 2) = 36. d) (3x2 – x + 1)(x – 1) + x2(4 – 3x) =

Bài 4: Chứng minh rằng:

  1. a) a(2a – 3) – 2a( a + 1) chia hết cho 5 với a Z
  2. b) không chia hết cho 6 với a Z

 

 

  1. Bài tập về những hằng đẳng thức đáng nhớ: Dùng các hằng đẳng thức khai triển hoặc rút gọn được các biểu thức.

Bài tập tham khảo:

Bài 1: Rút gọn biểu thức:

  1. a) (2x + 1)2 + (2x – 1)2 – 2(1 + 2x)(2x – 1);
  2. b) (x – 1)3 – (x + 2)(x2 – 2x + 4) + 3(x – 1)(x + 1);
  3. c) (x + y)(x2 – xy + y2) – (x – y)(x2 + xy + y2).

 

Bài 2: Tính nhanh giá trị của biểu thức sau:

  1. a) A = x2 + 4y2 – 4xy tại x = 18, y = 4; b) B = 34.54 – (152 + 1)(152 – 1).

 

  1. Bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử: Vận dụng được các phương pháp cơ bản để phân tích đa thức thành nhân tử.

Bài tập tham khảo:

Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

  1. a) x3 – 3x2 – 4x + 12; b) 2x2 – 2y2 – 6x – 6y; c) x3 + 3x2 – 3x – 1;
  2. d) x2 – 2x – 15; e) x4 – 5x2 + 4; f) 4x8 + 1

 

Bài 2: Tìm x, biết:

  1. a) 3x3 – 3x = 0; b) x2 + 36 = 12x; c) 2(x + 5) – x2 – 5x = 0;
  2. d) 2x2 + 3x – 5 = 0.

 

Bài 3: Chứng minh rằng

  1. a) a2( a + 1) + 2a( a + 1) chia hết cho 6 với a Z
  2. b) đa thức A = x2 – x + 1 > 0 với mọi x.

 

Bài 4: Tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của biểu thức sau:

  1. a) A = x2 + 10x – 1; b) B = 4x – x2.

 

  1. Bài tập về phép chia đa thức:

 

Bài 1: Thực hiện phép tính:

  1. a) (6x5y2 – 9x4y3 + 15x3y4): 3x3y2 b) (2x3 – 21x2 + 67x – 60): (x – 5)                     c) (6x3 – 7x2 – x + 2) : (2x + 1)                             d) (x2 – y2 + 6x + 9) : (x + y + 3)

 

Bài 2: Tìm a, b sao cho

  1. a) Đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2.
  2. b) Đa thức 3x3 + ax2 + bx + 9 chia hết cho x + 3 và x – 3.

 

Bài 3: Tìm giá trị nguyên của n

  1. a) Để giá trị của biểu thức 3n3 + 10n2 – 5 chia hết cho giá trị của biểu thức 3n+1.
  2. b) Để giá trị của biểu thức 10n2 + n – 10 chia hết cho giá trị của biểu thức n – 1.

 

  1. Bài tập về phân thức đại số:

Bài 1: Rút gọn các phân thức sau:

a) ; b) c)
d) e)                      f)

 

Bài 2: Thực hiện phép tính:

  1. a) ; b)
  2. c) ; d)
  3. e) ; g)

 

  1. PHẦN HÌNH HỌC
  2. Kiến thức trọng tâm
  3. Tứ giác và các tứ giác đặc biệt: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác. Vận dụng để giải các bài tập tính toán và chứng minh.
  4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang: Biết được định nghĩa. Vận dụng được các định lí về đường trung bình để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song.
  5. Tính chất đối xứng: Đối xứng trục, đối xứng tâm, trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng, tâm đối xứng của một hình, hình có tâm đối xứng.
  6. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, tính chất các điểm nằm trên đường thẳng song song với đường thẳng cho trước.
  7. Đa giác và diện tích đa giác: Đa giác, đa giác đều, diện tích hình chữ nhật.
  8. Bài tập tham khảo

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB. Gọi M, N thứ tự là trung điểm của BC và AD. Gọi P là giao điểm của AM với BN, Q là giao điểm của MD với CN, K là giao điểm của tia BN với tia CD.

  1. a) Tứ giác BMPN là hình gì? Vì sao?
  2. b) Chứng minh tứ giác MDKB là hình thang;
  3. c) Tứ giác PMQN là hình gì? Vì sao?
  4. d) Chứng minh PQ // BC
  5. e) Chứng minh PQ, MN, AC, BD đồng quy.
  6. f) Hình bình hành ABCD phải có thêm điều kiện gì đề PMQN là hình vuông?

 

Bài 2: Cho tam giác  ABC vuông tại A. Điểm D là trung điểm của cạnh BC. Gọi M là điểm đối xứng với D qua AB, E là giao điểm của DM và AB. Gọi N là điểm đối xứng với D qua AC, F là giao điểm của DN  và AC.

  1. a) Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?

Tính diện tích của tứ giác AEDF biết  AB = 6cm, AC = 8cm?

  1. b) Các tứ giác ADBM, ADCN là hình gì? Vì sao?
  2. c) Chứng minh rằng M đối xứng với N qua A.
  3. d) Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì tứ giác AEDF là hình vuông?

 

Bài 3: Cho ABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC. K là điểm đối xứng với M  qua I.

  1. a) Chứng minh tứ giác AMCK là hình chữ nhật.
  2. b) Tứ giác AKMB là hình gì ? Vì sao?
  3. c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK hình vuông ?
  4. d) Cho , trên tia đối của tia CM lấy điểm E, trên tia đối của tia KC lấy điểm F, sao cho ME =KF,  H là trung điểm của EF. Chứng minh M, K, H thẳng hàng.

 

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A. M là 1 điểm nằm trên cạnh huyền BC. D và E theo thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC

  1. a) Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
  2. b) So sánh AM và DE
  3. c) Gọi I là giao điểm của AM và DE, H và K lần lượt là hình chiếu của A và I trên BC. Chứng minh rằng K là trung điểm của HM.
  4. d) Khi M di chuyển trên cạnh BC thì I di chuyển trên đường nào?

 

Bài 5: Cho hình vuông ABCD. E là điểm đối xứng với A qua D

  1. a) Chứng minh tam giác ACE là tam giác vuông cân
  2. b) H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BE; M và N theo thứ tự là trung điểm của AH và HE. Chứng minh tứ giác BCNM là hình bình hành.
  3. c) Chứng minh M là trực tâm của tam giác ABN.
  4. d) Chứng minh góc ANC = 900

——————————– Hết ——————————–

 

MÔN: TIẾNG ANH 8 (Chương trình 10 năm)

  1. Grammar and structures
  2. Tenses

– Present simple tense

– Present perfect tense

– Future simple tense

– Past simple tense

* Past continuous tense :

– Form:(+)  I/ he/ she/ it + was + V-ing

We/ you/ they + were + V-ing

(-) I/ he/ she/ it + was not/ wasn’t + V-ing

We/ you/ they + were not/ weren’t + V-ing

(?) was + I/ he/ she/ it + V-ing ?

were + we/ you/ they + V-ing ?

– Use:

+ We use the past continous to descibe an action that was in progress at a stated time in the past.

E.g: At 3.30 the tortoise was running ahead of the hare.

+ We use the past continous to descibe an action that was in progress when another shorter action happened ( this shorter action is expressed by the simple past).

E.g: She was crying when a fairy appeared.

  1. Verbs of liking + gerunds/ to – infinitives: adore, love, like, enjoy, fancy, don’t mind, dislike, don’t like, hate, detest, ..

– Love/ like/ hate/ prefer + gerund / to – infinitives

E.g:  I like doing the gardening/ to do the garbvdening.

– Adore/ enjoy/ fancy/ dislike/ mind/ don’t mind/ detest + gerund

E.g:     She detests washing up.

  1. Comparative forms of adjectives and adverbs
  2. Comparative forms of adjectives:

E.g:  Life in the country is slower than that in the city.

= Life in the country is not as fast as that in the city.

Country folk are more friendly/ friendlier than city folk.

  1. Comparative forms of adverbs:

* For almost all adverbs of manner ending in ly:  more/ less + adverb + (than)

e.g: He walk more slowly than me.

* For adverbs of manner with the same form as adjectives:  adverb- er + (than)

(fast -> faster, early-> earlier, hard-> harder, late-> later).

E.g: The rain is coming. Let’s run faster.

* Some irregular forms of adverbs of manner: well-> better, badly-> worse.

e.g: I believe you’ll do better in the next test.

  1. Articles : a/an/the

* a: -used before a countable singular noun:

E.g :  Pao needs a costume for the festival.

– used to mean ‘any, every’:

E.g:  A lion lives in the jungle .

* an: used instead of a before a noun beginning with a vowel sound:

E.g:  There is an exhibition of Cham arts in the city .

Note: an hour, an honest person, a uniform, a university.

* The :- used before a noun that has already been mentioned or is easily understood:

E.g: There’s a festival in my village. The festival is very old.

            – used to refer to a noun that is the only, or obvious one of their kind:

E.g: The Kinh speak Vietnamese

– used before superlative comparison of adjectives and adverbs:

E.g:  The Odu have the smallest number of people.

  1. Modals: should/ shouldn’t; have to/ don’t/ doesn’t have to; must/ mustn’t + verb- infinitive.

– Should/ shouldn’t  : used to express advice

E.g: You should respect old people

– Have to: used to express external obligation or necessity:

E.g:     You have to be home at 9 p.m sharp.

– Must: used to express internal obligation or necessity:

E.g: I had a terrible stomachache last night, so I must call the doctor.

– Don’t/ doesn’t have to: not necessary to do something

E.g: You don’t have to go to school on Sunday

– Mustn’t: for  forbiddance

E.g:    You mustn’t wear shorts when going to the pagoda

  1. Compound sentences and complex sentences

– A compound sentence includes two or more than two independent clauses, combined with conjunctions (and, but, or, so ,yet,…) or conjunctive adverbs (however, nevertheless, moreover, therefore, otherwise,…)

E.g: I like spring, but I don’t like summer.

Tet is the most important festival in Viet nam; therefore, most Vietnamese return home for Tet

– A complex sentence includes one independent clause and  one (or more) dependent clause. The dependent clause begins with a subordinator such as when, while, because, although / even though, or if.

E.g:  While the elephants are racing, people cheer to encourage them

  1. Exclamatory sentences :

What + a/an + Adj + N( singular ) + S + V !

What + Adj + N ( countable or plural ) + S + V !

Ex:   What a naughty boy he is !

What naughty boys they are !

Note: What a naughty boy he is ! = What a naughty boy!/ What a boy!

  1. Exercises

I . Speaking:

  1. Listening:
  2. Listen and complete the passage/ the table.
  3. Listen and decide True / False.
  4. Listen and choose the correct answer.
  5. Listen and answer the questions

III. Reading:

  1. Read the passage and answer the questions:

Exercise 1: We are Khmer Krom, one of the biggest ethnic group in the south of Vietnam. We live by farming – mostly rice – and fishing on the Mekong River. Life is sometimes hard as our work depends heavily on the weather. When it is not harvest time, the men of the village go fishing from early morning and don’t return until late afternoon. By the time they return, most of the village women  will be waiting for them on the river bank. They wait to buy the fish, which they will sell at the local market or bring to the nearby town for a higher price. Children will be there too. We love running around the beach and waiting for the boats to come in.

Our most important festival of the year is the Chol Chnam Thmay, which celebrates the New Year. It falls in mid-April. Every family tries to prepare well for the festive activities. The community also visits and helps the poor families so that everybody has a happy New Year.

Questions:

  1. Where do the Khmer Krom live ?
  2. What do most of the village men do when it’s not harvest time?
  3. Where will the village women sell fish ?
  4. What is their most important festival of the year ?
  5.   Tell 3 names of festivals you know in your province.
  6. Which festival do you like best? Why?

Exercise 2: Every summer, millions of tourists come to Paris. Paris is famous for its beautiful old buildings, attractive scenery and its excellent food. Most tourists enjoy taking a boat tour along the Seine River or visiting the Louvre, where they can watch many world- famous paintings. Shoppers in Paris are fond of strolling around large department stores, where they can have many choices of well-cut clothes or sweet-smelling perfumes. Of course, visitors to Paris never miss seeing the Eiffel Tower, especially at night, when the Tower looks bright with colorful lights around it.

Questions:

  1. What is Paris famous for?
    2. Where do tourists enjoy taking a boat tour?
  2. What can tourists do at the Louvre?
  3. Do visitors often miss seeing the Eiffel Tower?
  4. How does the Eiffel Tower look at night?
  5. Complete the passage with suitable words from the box

Exercise 1:

       greet(2)             answer             speak                  fork

When eating, most Americans hold a ____(1)____ in the hand with which they write. Americans eat away from home often, and usually they pay for their own meals when dining with friends.

When Americans ___(2)____ one another they often exchange a firm chance. They may greet strangers on the street by saying “Hello”  or       “Good morning”. Friends often __(3)____ each other with “How are you?” and respond “Fine, thanks”. Americans do not really expect any other _____(4)____ to the question “How are you?” because it is a way of saying hello. Except in formal situations, people ____(5)___ to each other by their given names once they are acquainted.

 

Exercise  2:

hottest      beautiful        previous      decorate       tradition        ring       festival

           Every country has its own (1)………….. when New Year comes . In Japan, at midnight on December 31 , all temples in the country (2)…………. their bell 108 times. They believe that the ringing bells can remove their bad actions from the (3)………….. year.    In Thailand, the New Year is in April. It’s the (4)………… time of the year. People often throw water over the people. They believe that this activity will bring a lot of rain and wash away the bad things.     In Vietnam, people clean and (5)……… their houses before Tet. They would like their houses to look more (6)………….. The first footer is very important. They believe that the first footer on the first New Year Day decides the family’s luck for the whole year.

  1. Read the text and decide which sentence is true (T) and which one is false (F).

Once upon a time there was a young girl called Cinderella. Cinderella was living happily with her family when her mother died. Her father married an evil widow with two daughters. Cinderella’s stepmother and two stepsisters mistreated her. She had to wear old clothes and work hard while the sisters wore fancy clothes and had fun. A good witch helped Cinderella. She turned Cinderella’s old dress into a beautiful gown. Cinderella went to a party and a handsome prince politely invited her to dance with him. He fell in love with her and wanted to find out who she was. Cinderella left the party in a hurry and didn’t tell the prince her name. but she left a glass slipper, and the prince used that to find her. They got married and lived happily ever after.

  1. Cinderella was living happily with her family when her mother died._____
  2. Her father married a kind woman.        _____
  3. Her stepmother and two stepsisters were very kind to her.        _____
  4. The prince got married to the girl who fitted the left glass slipper. _____
  5. Writing:

Exercise 1. Use the words given to write the sentences:

  1. The Khmer/ believe/ they/ have to/ float/ lanterns/ otherwise/ they/ may not/ get luck.
  2. What/ interesting/ legend/ it/be !
  3. Last week/ while/ we / study/ he/ play football/ the stadium.
  4. Yao people/ famous/ their elaborate/ costumes.
  5. Tipping/ not/ custom/ Viet Nam/ so/ you/ not/ have/ tip/ if/ not want.
  6. city/ noisier/ than/ countryside
  7. She/ not/ have to/ wear/ uniform/ work
  8. We/ have/ the custom/ go/ the pagoda/ first day/ Tet.
  9. Huong pagoda/ we/ offer/ Buddha/ tray/ fruit/ worship/ him.
  10. People/ perform/ Obon dance/ making/m circle/ around a high/ wooden/ stage.

Exercise 2. Finish the second sentence so that its meaning stays the same as the first one

  1. The hotel we saw first was rather expensive. We decided to look for another. (so)

→ The hotel ………………………………………………………………

  1. He uses all his free time to look after his garden. (spends)

→ He spends …………………………………………………………………

  1. A business person travels more expensively than a tourist.

→ A tourist …………………………………………………………………………….

  1. They are not Christians. The family has the custom of giving presents at Christmas

→Although………………………………………………………………………………

  1. I don’t like to get up early and prepare breakfast in the cold winter days. (hate)

→ I hate ……………………………………………………………………………..

  1. Tet is the most important festival in Viet Nam. Most Vietnamese return home for Tet. (therefore)

→ Tet is ..……………………………………………………

Exercise 3: Combine each pair of sentences to make one sentence, using the words given in brackets.

1.Lang Lieu couldn’t buy any special food . He was very poor. (BECAUSE)

………………………………………………………………………………………….

  1. During Tet, Vietnamese people buy all kinds of sweets. They make Chung cakes as well.(SO)

………………………………………………………………………………………….

3.The Hung King Temple Festival was a local festival. It has become a public holiday in Viet Nam since 2007.(HOWEVER)

………………………………………………………………………………………….

4.At the Mid-Autumn Festival, kids can sing, dance, and enjoy moon-cakes. Every child like it very much.(THEREFORE)

…………………………………………………………………………………………..

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

MÔN  : SINH HỌC  8

Bài 8: Tính chất của xương

Bài 15: Nguyên tắc  truyền máu

Bài 16: Tuần hoàn máu

Bài 21: Hoạt động hô hấp

– Chu kì co giãn của tim? Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

– Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?

– Vệ sinh hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa

 

CÂU HỎI ÔN THI LỊCH SỬ 8

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. Cách mạng công nghiệp ở Anh
  3. Các cuộc cách mạng tư sản (Thế kỉ XVI- XVIII).
  4. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
  5. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
  6. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
  7. TỰ LUẬN
  8. Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?
  9. Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII- XIX và nhận xét.
  10. Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam bấy giờ?
  11. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất? Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất và nêu tính chất của nó.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

MÔN  : HOÁ HỌC  8

A/Lý thuyết:

  1. Nguyên tử là gì?Phân tử là gì?
  2. NTHH là gì?
  3. Đơn chất là gì?Hợp chất là gì?Dựa vào đâu để tách chất ra khỏi hỗn hợp?
  4. Các bước lập CTHH?Nêu ý nghĩa của CTHH.Hoá trị là gì?Quy tắc hoá trị?Vận dụng.
  5. Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, biểu thức?
  6. Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học,cho ví dụ.
  7. Phản ứng hoá học là gì? Diễn biến của phản ứng hóa học, dấu hiệu để nhận biêtcó PUHH xảy ra?Các bước lập 1 PTHH.
  8. Mol là gì?Khối lượng mol là gì?Ghi công thức tính số mol và khối lượng các chất(có chú thích)
  9. Nêu kết luận về thể tích mol chất khí?Ghi công thức tính(có chú thích)
  10. Ghi công thức để tính tỷ khối của chất khí A đối với chất khí B và công thức tính tỷ khối của A đối với không khí.(có chú thích cụ thể)

11.Các bước giải bài toán tính theo CTHH.

  1. Sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích , mol

B/Bài tập:

  1. Xác định số e,p,n,tên NTHH,KHHH
  2. Tính hoá trị của một nguyên tố chưa biết trong hợp chất.
  3. Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị.
  4. Hoàn thành PTHH.
  5. Bài toán áp dụng định luật BTKL
  6. Giải bài toán tính theo CTHH, tính theo PTHH

 

MÔN GDCD 8

HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC KỲ I

 Nội dung trọng tâm:

– Bài 8: Tôn trọng và học hỏi cá dân tộc khác

Câu 1: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Vì sao phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?

Câu 2: Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?

Câu 3: Nhận xét sự tôn trọng học hỏi các dân tộc khác của bản thân hoặc của bạn bè trong lớp?

– Bài 9:  Góp phần xây dự nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Câu 1: Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng  dân cư?

Câu 2: Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 3: Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và những việc học sinh có thể làm để  góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

– Bài 10: Tự lập

Câu 1: Thế nào là tự lập?

Câu 2: Nêu biểu hiện của người có tính tự lập?

Câu 3: Giải thích vì sao con người cần phải biết tự lập, biết tỏ thái độ đồng tình hay phê phán với một số biểu hiện đúng và chưa đúng?

Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống cụ thể của bản thân trong học tập lao động và sinh hoạt

– Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Câu 1:Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?

Câu 2: Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo, phân tích, so sánh về những biểu hiện tự giác sáng tạo và không tự giác sáng tạo trong học tập, lao động.?

+ Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống cụ thể

Ví dụ: Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

– Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

– Vì sao chúng ta cần lao động tự giác và sáng tạo?

– Bài 12:  Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình

Câu 1: Nêu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

Câu 2: Phân biệt hành vi đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình để hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình?

Câu 3: Kể tóm tắt được một tấm gương sáng về thực hiện tốt quyền nghĩa vụ công dân trong gia đình, rút ra được bài học từ tấm gương đó?

+ Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống cụ thể

  1. Yêu cầu:

– Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm

– Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào việc xử lý một tình huống cụ thể có liên quan đến pháp luật  thông qua thái độ , hành vi …

– Giáo dục ‎ thức chấp hành pháp luật, tự giác, tích cực và chủ động trong học tập, lao độ

động.

———————————-HẾT—————————————-

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

ĐỊA LÍ LỚP 8

Câu 1 : Hồi giáo ra đời ở quốc gia nào?

Câu 2 : Nước có diện tích lớn nhất ở Châu Á là  

Câu 3 : Quốc gia nào sau đây không phải là nước công nghiệp mới?

Câu 4 : Quốc gia có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện ở Châu Á là

Câu 5 : Những nước Châu Á có ngành công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò lớn là     

Câu 6 : Những nước sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới là       

Câu 7 : Những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là      

Câu 8 : Phần lớn khu vực Tây Nam Á có kiểu khí hậu nào?   

Câu 9 : Khí hậu của khu vực Nam Á là      

Câu 10 : Dân cư các nước Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?

Câu 11 : Những nước nào sau đây không nằm trong vùng lãnh thổ Nam Á?      

Câu 12 : Những con sông nào nằm trong khu vực Tây Nam Á?

Câu 13 : Nước nào nằm ở hạ lưu sông Ấn, Hằng?

Câu 14 : Cảnh quan nào là chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á?

Câu 15 : Đồng bằng nào được tạo nên bởi sông Ti-grơ và Ơ-phơ-rat?

Câu 16 : Sơn nguyên Đê-can nằm ở quốc gia nào?

Câu 17: Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam Á.

Câu 18: Trình bày đặc điểm kinh tế – xã hội khu vực Nam Á.

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

Quốc gia % dịch vụ trong cơ cấu GDP GDP/người (USD)
Nhật Bản 70 40763
Hàn Quốc 59,7 34647
Trung Quốc 50,2 14450
Việt Nam 39,7 6034

(Số liệu: Nguồn Tóm tắt Niên giám thống kê 2016)

  1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện bình quân thu nhập theo đầu người (GDP/ người) của một số quốc gia châu Á năm 2015 và rút ra nhận xét.
  2. Nhận xét về mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong GDP với GDP theo đầu người ở các nước trên

Câu 20: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước GDP các ngành kinh tế của Ấn Độ năm 2015 và rút ra nhận xét.

– Nông – Lâm – Thuỷ sản: 17,0%

– Công nghiệp – Xây dựng: 30,0 %

– Dịch vụ: 53,0%

(Số liệu: Nguồn Tóm tắt Niên giám thống kê 2016)

 

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8

Năm học: 2019-2020

 1) Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống?

– Bản vẽ kỹ thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.

– Vai trò của bản vẽ trong đời sống: Giúp  người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có hiệu quả và an toàn

– Vai trò của bản vẽ trong sản xuất: dùng để thiết kế, chế tạo, thi công, lắp ráp, trao đổi, sữa chữa, kiểm tra,…

2) Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Nêu tên gọi, hướng chiếu và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ?

Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên một mặt phẳng.

– Tên gọi: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.

– Hướng chiếu: + Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

+ Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

+ Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

-Vị trí: + Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.

+ Hình chiếu bằng nằm dưới hình chiếu đứng.

3) Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì?

– Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

– Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.

4) Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?

Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.

Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

5) Ren dùng để làm gì? Nêu qui ước của ren trên bản vẽ?

* Ren dùng để ghép nối các chi tiết và truyền lực.

* Qui ước vẽ ren:

– Ren nhìn thấy: + Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ 3/4 vòng.

– Ren bị che khuất: Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.

6) Nêu công dụng và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà?

* Bản vẽ chi tiết: – Công dụng: Chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.

– Trình tự đọc: + Đọc nội dung khung tên.

+ Xác định hình biểu diễn.

+ Đọc kích thước.

+ Nêu yêu cầy kỹ thuật.

+Tổng hợp.

 

* Bản vẽ lắp: – Công dụng: Dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

– Trình tự đọc: + Đọc khung tên.

+ Đọc bảng kê.

+ Xác định hình biểu diễn.

+ Xác định kích thước.

+ Phân tích chi tiết.

+ Tổng hợp.

* Bản vẽ nhà: – Công dụng: dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.

– Trình tự đọc: + Đọc khung tên.

+ Xác định hình biểu diễn.

+ Xác định kích thước.

+ Nêu các bộ phận.

 

 

BÌNH LUẬN