TPO – Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, nếu uống nước sai cách cũng có thể gây tổn hại lớn đến chức năng của thận, suy thận vĩnh viễn không thể phục hồi. Sau đây là những lưu ý giúp bạn “cứu” thận, không để sinh bệnh. Ảnh minh họa: Internet Chúng […]
TPO – Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, nếu uống nước sai cách cũng có thể gây tổn hại lớn đến chức năng của thận, suy thận vĩnh viễn không thể phục hồi. Sau đây là những lưu ý giúp bạn “cứu” thận, không để sinh bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về bệnh thận, gặp nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận, phải chạy thận suốt đời, thậm chí mất thận, nhưng những cảnh báo về bệnh thận lại rất dễ dàng bị bỏ qua.
Nhiều người hy vọng sẽ bảo vệ thận thông qua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, vì thế đã tạo cơ hội cho các sản phẩm này phát triển ngày càng nở rộ. Nhưng trên thực tế, tất cả các thói quen xấu trong cuộc sống mới là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng hỏng thận, thận suy yếu.
Thận làm việc 24 giờ không ngừng nghỉ. Trên toàn cầu có 1/10 bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, con số này vẫn còn đang tăng lên, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thói quen xấu khi uống nước cũng là một lý do.
Những thói quen uống nước có thể làm hỏng thận
Chỉ uống khi thấy khát
Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Một số người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu có thể giúp giải rượu, bớt nôn nao.
Nhưng thực tế, điều này không chỉ không hợp lý, mà còn làm tổn thương thận.
Thói quen dùng các loại đồ uống khác để thay thế nước lọc
Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến xuất hiện sỏi thận, đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.
Ngoài ra, thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ huyết áp cao và tiểu đường, và những bệnh này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận. Các loại đồ uống khác đều có kèm theo các thành phần dinh dưỡng hoặc chất hóa học, nếu bạn uống quá thường xuyên sẽ không có lợi cho cơ thể.
Uống trà đặc sau khi uống rượu
Một số người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu có thể giúp giải rượu, bớt nôn nao. Nhưng thực tế, điều này không chỉ không hợp lý, mà còn làm tổn thương thận.
Các chuyên gia cho rằng, chất kiềm có trong lá trà có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến thận, có tác dụng lợi tiểu, vào đúng thời điểm thận vẫn chưa kịp phân hủy và bài tiết hết lượng rượu vừa uống, chúng được kích thích một số lượng lớn ethanol vào thận, dẫn đến hậu quả là chức năng thận bị tổn thương do làm việc quá tải.
Ảnh minh họa: Internet
Thận không thích các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép, cà phê…, bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến xuất hiện sỏi thận, đối với môi trường vi mô thận cũng sẽ ảnh hưởng nhất định.
Những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no căng hay đầy chướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước, mà vẫn có thể uống được, không bị “chối” thì bạn cứ nên tiếp tục uống.
Đối với những người có chức năng nội tạng dạ dày, gan, thận, tim không tốt thì cách uống nước đúng nhất chính là xem khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của bản thân để quyết định việc uống nước.
Bởi vì nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí còn có thể bị ngộ độc nước. Đối với những người chức năng thận kém, có xuất hiện phù nề, nếu đang điều trị tiêu sưng, thì lượng nước thải ra có thể tương đương với lượng nước uống vào.
Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, nên nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước, để phát huy tác dụng dùng nước để tẩy rửa vi khuẩn gây nhiễm trùng, tránh việc tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
Những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no căng hay đầy chướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước, mà vẫn có thể uống được, không bị “chối” thì bạn cứ nên tiếp tục uống.
Ảnh minh họa: Internet
Những người có bệnh sỏi thận cũng nên uống nước nhiều hơn những người bình thường, duy trì việc làm tăng nhanh quá trình bài tiết và đào thải nước tiểu, thúc đẩy toàn bộ những chất cặn bã, canxi tích tụ trong thận được nhanh chóng bài tiết ra khỏi cơ thể, không để chúng hình thành sỏi.
Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, tốt nhất sáng ngủ dậy bạn nên uống 1- 2 ly nước đun sôi để nguội, vừa tỉnh ngủ lại tốt cho cơ thể. Uống nước vào sáng sớm còn có tác dụng làm sạch đường tiêu hoá. Nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột nhanh chóng, khiến cho việc tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa, vừa uống, vừa ăn có thể khiến bạn nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ, điều này không có lợi cho dạ dày.
Uống nước không nên uống một lần quá nhiều mà chia làm nhiều lần trong ngày. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống nước quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một, để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu.
TỔNG HỢP
Trích nguồn: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/uong-nuoc-kieu-nay-giet-than-nhanh-khung-khiep-nhieu-nguoi-viet-lam-hang-ngay-1459797.tpo