Thứ Năm, 28/3/2019 | 08:58 GMT +7

Giảng viên thỉnh giảng Học phần “Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” tại khoa Văn hoá

khoa văn hoá đã đề xuất mời PGS.TS Dương Văn Huy (Viện nghiên cứu Đông Nam Á) về giảng dạy học phần Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á tại lớp Đại học Quản lý văn hoá K3

Theo kế hoạch mời giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Hạ Long số 690/ĐHHL-ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 2018; Căn cứ vào Công văn số 2421/SGDĐT-GDCN&GDTX của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh “V/v mời thỉnh giảng tại trường đại học Hạ Long” ngày 17 tháng 9 năm 2018; Trong năm học 2018-2019, khoa văn hoá được duyệt mời giảng viên thỉnh giảng học phần: “Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” (2 tín chỉ- 30 tiết).

Vì vậy, khoa văn hoá đã đề xuất mời PGS.TS Dương Văn Huy (Viện nghiên cứu Đông Nam Á) về giảng dạy học phần Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á tại lớp Đại học Quản lý văn hoá K3 vào 3 đợt, mỗi đợt 10 tiết (Từ ngày 04 tháng 3 năm 2019 đến 26 tháng 3 năm 2019).

Học phần Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á gồm 4 chương: Chương 1: Đặc điểm địa sinh thái, địa văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á; Chương 2: Văn hóa Việt Nam trong cơ tầng Văn hóa bản địa Đông Nam Á; Chương 3: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh “Ấn hóa” & “Hoa hóa” ở khu vực Đông Nam Á; Chương 4: Đông Nam Á thời kì tiếp xúc với thế giới phương Tây & thời kì thuộc địa.

Với mỗi chương, giảng viên thỉnh giảng với trình độ chuyên môn nghiên cứu sâu đã giúp sinh viên tiếp cận đặc điểm văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Từ đó thấy được sự cảm thức của người Việt Nam trong quá trình tiếp xúc văn hóa thông qua sự lựa chọn và cách bản địa hóa các yếu tố ngoại sinh và hiện đại hóa các yếu tố nội sinh để xây dựng nền văn hóa dân tộc.

Đây là cơ hội học tập tốt đối với các giảng viên dự giờ và sinh viên khoa Văn hoá vì được tiếp cận giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn tốt, tận tâm với phương pháp giảng dạy tích cực. Qua đó, sinh viên đã lĩnh hội thêm nhiều kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý, … đồng thời giúp các bạn sinh viên chuyên ngành quản lý văn hoá có sự so sánh, cảm nhận các nền văn hóa của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là bản sắc văn hoá Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”.

Ngô Hải Ninh

 

 

 

 

BÌNH LUẬN