Chủ Nhật, 21/1/2024 | 09:27 GMT +7

Trường Đại học Hạ Long tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất “Dự án Phòng chống, giảm thiếu và tái chế rác thải ngư cụ trên vùng biển Việt Nam” – REVFIN

Trường Đại học Hạ Long tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất “Dự án Phòng chống, giảm thiếu và tái chế rác thải ngư cụ trên vùng biển Việt Nam” - REVFIN

Nằm trong kế hoạch triển khai dự án Phòng chống, giảm thiểu và tái chế rác thải ngư cụ trên vùng biển Việt Nam (Prevention, reduction and recycling of fishnet pollution in Vietnamese coastal waters”. Tên Dự án viết tắt là REVFIN), từ ngày 15-17/01/2024, Trường Đại học Hạ Long đã tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất của dự án.

Ban tổ chức Hội thảo chụp ảnh lưu niệm cùng Đại diện các đơn vị thành viên Dự án

Tham dự chương trình Hội thảo có đại diện Đơn vị điều phối viên dự án tại Đức – Trường Đại học Ostfalia và tại Việt Nam – Trường Đại học Nha Trang; Đại diện các đơn vị thành viên tham gia dự án cũng tới tham dự Hội thảo gồm: Trường Đại học Kiên Giang, Viện nghiên cứu Hải sản, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, Công ty nhựa Trường Phát STP…; Về phía đơn vị chủ nhà đăng cai tổ chức Hội thảo, đại diện Trường Đại học Hạ Long có Hiệu trường Nguyễn Đức Tiệp cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu, Hội đồng trường, trưởng một số đơn vị thuộc Trường và các thành viên tham gia dự án. Đặc biệt tại phiên khai mạc còn có sự hiện diện của lãnh đạo sở  và đại diện các phòng chuyên môn đến từ các Sở, Ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh như: Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục Thủy sản, Hội nông dân, Trung tâm Khuyến nông; Đại diện một số huyện thị: thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn và một số doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thủy sản, môi trường.

TS. Nguyễn Đức Tiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long phát biểu chào mừng tại phiên khai mạc

Sau ba ngày hội thảo, với 5 phiên làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, trên cơ sở kết quả khảo sát do các thành viên dự án thực hiện trong năm 2023 và tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu đại diện các đơn vị tại phiên thảo luận.

Phiên thảo luận Bàn tròn chiều 15/01, các thành viên dự án lắng nghe ý kiến góp ý, phản hồi từ đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp về các nội dung của Dự án.

Hội thảo đã tập trung vào 4 chủ đề

 (1) Phân tích đánh giá hiện trạng rác thải ngư cụ trên vùng biển Việt Nam thông qua kết quả khảo sát do các thành viên của dự án thực hiện trong năm 2023, về hiện trạng rác thải ngư cụ do ngư dân, do các công ty doanh nghiệp khai thác thủy sản phát sinh tại một số vùng biển tiêu biểu của Việt Nam như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và Kiên Giang).

PGS. TS Nguyễn Trung Cang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang chia sẻ kết quả khảo sát rác thải ngư cụ tại vùng biển Kiên Giang

 (2) Xác định và đánh giá các phương pháp tái chế chất thải thủy sản nhằm giảm ô nhiễm đại dương;

Đại diện Trường Đại học Ostfalia, Giáo sư, Tiến sĩ Max Ehleben và Tiến sĩ Thomas Potempa trình bày các giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom, tái chế và xử lý rác thải ngư cụ

(3) Giới thiệu công nghệ tái chế rác thải ngư cụ

Tiến sĩ Welf Graf Von Luxbug-Marten Trường Đại học Ostfalia giới thiệu quy trình công nghệ tái chế rác thải lưới ngư cụ thành hạt nhựa.

(4) Thống nhất kế hoạch, giải pháp cần thiết để dự án tiếp tục thực hiện trong năm 2024

PGS. TS Phạm Quốc Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang (Điều phối viên Quốc gia của Dự án) thảo luận các kế hoạch triển khai tiếp theo của Dự án.

         Cùng với các phiên chính thức, Ban tổ chức hội thảo còn có các hoạt động bên lề như: Tham quan cơ sở vật chất Trường Đại học Hạ Long, Tham quan Cảng Cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên dự án chụp ảnh lưu niệm tại Không gian trưng bày văn hóa Hàn Quốc của Trường Đại học Hạ Long.

Chương trình thực tế tham quan Cảng Cái Rồng sau khi kết thúc Hội thảo

Dự án REVFIN hướng tới  giải quyết các vấn đề:

1) Phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu ngư lưới cụ thải vào biển từ các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản tại vùng biển Việt Nam.

2) Giảm mối đe dọa đối với các khu vực ven bờ và biển đảo, đặc biệt các khu vực có giá trị về mặt sinh thái cũng như giảm mối đe dọa đối với các loài sinh vật biển đặc biệt nguy cấp (nhờ việc giảm rác thải nhựa).

3) Nâng cao ý thức ngư dân và các bên hữu quan hoạt động trong lĩnh vực nghề cá đối với việc xả thải rác ngư lưới cụ và bảo vệ môi trường biển.

4) Thúc đẩy thị trường cho nguyên liệu thô tái chế từ các nguồn rác thải ngư lưới cụ, tạo ra chuỗi giá trị khép kín, xây dựng vòng kinh tế tuần hoàn cho ngư lưới cụ thải loại.

TTTV

BÌNH LUẬN