Chủ Nhật, 10/11/2024 | 18:53 GMT +7

SINH VIÊN KHOA THỦY SẢN THAM QUAN AO NUÔI QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

Thực hiện kế hoạch học phần Sinh thái thủy sinh vật năm học 2024-2025, chiều ngày 24 tháng 10 cô Ngô Thị Hoản cùng tập lớp NTTSK8 đến tham quan ao nuôi quy mô hộ gia đình của bác Phạm Văn Chiêu – xã Chạp Khê, Phường Nam Khê, Uông Bí, Quảng Ninh.

Thực hiện kế hoạch học phần Sinh thái thủy sinh vật năm học 2024-2025, chiều ngày 24 tháng 10 cô Ngô Thị Hoản cùng tập lớp NTTSK8 đến tham quan ao nuôi quy mô hộ gia đình của bác Phạm Văn Chiêu – xã Chạp Khê, Phường Nam Khê, Uông Bí, Quảng Ninh.

Qua phỏng vấn chủ hộ  và quan sát  thực tế cho thấy đây là mô hình  nuôi cá kết hợp trồng lúa nước.Trồng lúa một vụ và nuôi cá cả năm. Cá được thu vào tháng 12 để chuẩn bị ra giêng cấy lúa,  khi thu hoạch cá xong thì sẽ tháo cạn nước chuẩn bị gieo. Cá được nuôi ghép nhiều loài để tận dụng các tầng nước và thức ăn không bị lãng phí, các loài cá được nuôi trong ao của bác là cá trắm cỏ, cá mè, cá rô phi, cá chép. Xung quanh ao bác trồng cây ăn quả vừa có tác dụng lấy quả ăn, lấy bóng mát cho ao lại vừa bảo vệ bờ ao chắc chắn. Gần ao là ruộng rau muống, trên mặt ao thả ít bèo tây có tác dụng làm mát cho ao và lọc nước. Với mô hình này, đầu tư chi phí rất thấp, chu trình vật chất tuần hoàn được khép kín, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia đình lại có nguồn thực phẩm sạch.

Sau buổi tham quan, các nhóm thảo luận làm bài thu hoạch. Sinh viên phát hiện ra những ưu điểm của mô hình, đồng thời tìm ra hạn chế của mô hình ao nuôi còn tồn tại và đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế đó.

Việc tìm hiểu hệ sinh thái thủy sinh thông qua khảo sát mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa mang lại những giờ phút trải nghiệm thật hữu ích. Bởi hoạt động này không chỉ làm tăng hứng thú, giảm căng thẳng mà còn bổ trợ rất nhiều kiến thức lí thuyết trên lớp cho sinh viên. Qua khảo sát, sinh viên không những hiểu được  phần nào vai trò của phát triển bền vững tận dụng được không gian sinh thái, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế nông hộ, bảo vệ môi trường mà còn có thể đề xuất được những giải pháp giúp cho ao nuôi bền vững hơn.

Tập thể lớp NTTSK8 chụp ảnh lưu niệm cùng bác Phạm Văn Chiêu

 

Bác Phạm Văn Chiêu trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh viên 

Toàn cảnh ao nuôi nhà bác Phạm Văn Chiêu

Ngô Thị Hoản – Vũ Tấn Hưng

BÌNH LUẬN