Chủ Nhật, 17/6/2018 | 15:13 GMT +7

Chuẩn đầu ra ngành Cao đẳng thanh nhạc

Cung cấp các kiến thức cơ sở về lý luận âm nhạc, kiến thức bổ trợ cho hoạt động biểu diễn vào công việc chuyên môn; các kiến thức cơ bản về hệ thống thanh nhạc, các phong cách âm nhạc đương đại: nhạc thính phòng, nhạc nhẹ và nhạc dân gian trong công tác chuyên môn...

A. Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Thanh nhạc
  • Tên tiếng Anh: Vocalism
  • Mã ngành: 6210225

B. Chuẩn đầu ra

1. Kiến thức

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

  • Hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Hiểu biết những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên.
  • Hiểu biết về kiến thức Giáo dục thể chất, An ninh – Quốc phòng đáp ứng yêu cầu rèn luyện sức khỏe, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2. Kiến thức cơ sở ngành

  • Hiểu được kiến thức cơ sở lý luận âm nhạc, kiến thức bổ trợ cho hoạt động biểu diễn vào công việc chuyên môn.

1.3. Kiến thức chuyên ngành

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về hệ thống thanh nhạc, các phong cách âm nhạc đương đại: nhạc thính phòng, nhạc nhẹ và nhạc dân gian trong công tác chuyên môn;
  • Phát hiện được nguyên nhân, tìm được cách sửa chữa những sai sót thường gặp trong thanh nhạc, từ đó có phương pháp luyện tập thanh nhạc phù hợp;

2. Kĩ năng

2.1. Kỹ năng cứng

  • Biểu diễn thanh nhạc với các hình thức: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp xướng một cách tự tin, thuần thục phục vụ cho phong trào ca hát chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp;
  • Truyền đạt được các kỹ năng ca hát của bản thân cho những người yêu ca hát.

2.2. Kỹ năng mềm

  • Thiết kế và dàn dựng được chương trình biểu diễn nghệ thuật văn hóa quần chúng;
  • Giao tiếp bằng tiếng Anh đạt trình độ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương.
  • Ứng dụng được công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn.

3. Thái độ

  • Lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm cộng đồng;
  • Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống;
  • Yêu nghề, luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ.

4. Vị trí, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có khả năng làm ở các vị trí công việc sau đây:

  • Diễn viên tại các cơ sở hoạt động văn hóa quần chúng, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
  • Giáo viên giảng dạy thanh nhạc trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật hoặc các trường phổ thông cơ sở, các trung tâm giáo dục (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  • Có khả năng tiếp tục tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ lên đại học chuyên ngành Thanh nhạc hoặc các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc.

C. Khung chương trình

Mã MH/ MĐ/ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Số giờ Học kỳ

I

Các môn học chung 32 540
MHĐCI.1 Chính trị 1 3 45 1
MHĐCI.2 Chính trị 2 3 45 2
MHĐCI.3 Pháp luật 2 30 2
MHĐCI.4 Giáo dục thể chất 2 60 1
MHĐCI.5 Giáo dục quốc phòng 5 75 1
MHITI.1 Tin học ứng dụng 2 60 1
MHFLI.1 Tiếng Anh 1 4 60 1
MHFLI.2 Tiếng Anh 2 4 60 2
MHFLI.3 Tiếng Anh 3 4 60 3
MHĐCI.4 Soạn thảo văn bản 3 45 3
II Các môn học, mô đun chuyên môn 57 1305
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 19 285
MHTNII.1.1 Lí thuyết âm nhạc 1 3 45 1
MHTNII.1.2 Lí thuyết âm nhạc 2 2 30 2
MHTNII.1.3 Lịch sử âm nhạc phương Tây 4 60 3
MHTNII.1.4 Lịch sử âm nhạc Việt Nam 3 45 4
MHTNII.1.5 Hòa âm cổ điển 3 45 4
MHTNII.1.6 Hình thức và thể loại âm nhạc 4 60 5
II.2 Môn học, mô đun chuyên ngành 34 1020
MHTNII.2.1 Xướng âm – ghi âm 1 2 60 1
MHTNII.2.2 Xướng âm – ghi âm 2 1.5 45 2
MHTNII.2.3 Xướng âm – ghi âm 3 1.5 45 3
MHTNII.2.4 Xướng âm – ghi âm 4 1.5 45 4
MHTNII.2.5 Xướng âm – ghi âm 5 1.5 45 5
MHTNII.2.6 Thanh nhạc 1 2 60 1
MHTNII.2.7 Thanh nhạc 2 2 60 2
MHTNII.2.8 Thanh nhạc 3 1.5 45 3
MHTNII.2.9 Thanh nhạc 4 1.5 45 4
MHTNII.2.10 Thanh nhạc 5 1.5 45 5
MHTNII.2.11 Thanh nhạc 6 1.5 45 6
MHTNII.2.12 Piano 1 0.5 15 1
MHTNII.2.13 Piano 2 0.5 15 2
MHTNII.2.14 Piano 3 0.5 15 3
MHTNII.2.15 Piano 4 0.5 15 4
MHTNII.2.16 Piano 5 0.5 15 5
MHTNII.2.17 Hợp xướng 1 2 60 3
MHTNII.2.18 Hợp xướng 2 2 60 4
MĐTNII.2.19 Kĩ thuật diễn viên 1 1.5 45 2
MĐTNII.2.20 Kĩ thuật diễn viên 2 1.5 45 3
MĐTNII.2.21 Kĩ thuật diễn viên 3 1.5 45 4
MĐTNII.2.22 Hát dân ca 1 1 30 2
MĐTNII.2.23 Hát dân ca 2 1 30 3
MHTNII.2.24 Kỹ thuật hóa trang 1 30 2
MHTNII.2.25 Phát âm tiếng Ý 2 60 2
II.3 Môn học, mô đun tự chọn (3 trong 6) 4 90
MHTNII.3.1 Nghiên cứu mỹ học trong ÂN 3* 45* 5*
MĐITII.3.2 Tin học ứng dụng trong ÂN 1 30 4
MHVHII.2.3 Đường lối Văn hóa, văn nghệ của Đảng 2* 30* 4*
MHTNII.2.4 Âm nhạc cổ truyền Việt Nam 2 30 5
MHĐCII.2.5 Nghiệp vụ văn phòng 1* 30* 4*
MHTNII.2.6 Thực tế tại cơ sở 1 30 4
III Thực hành, thực tập 4  
TTTN1 Thực tập 1 2 5
TTTN2 Thực tập 2 2 6
Tổng 93 1935

D. Mô tả các học phần

1. Lý thuyết âm nhạc 1, 2 (5 tín chỉ)

  •  Điều kiện tiên quyết: không
  •  Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về
    • Hệ thống về các yếu tố cơ bản như cao độ, trường độ, tiết tấu, quãng, điệu thức hợp âm… của âm nhạc nói chung và giai điệu nói riêng
    • Môn học sẽ đáp ứng những kiến thức âm nhạc để học sinh tiếp tục việc học tập các môn học khác như: Ký-Xướng âm, Hình thức âm nhạc, Hòa thanh cổ điển

2. Lịch sử âm nhạc phương Tây (4 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung: Cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc châu Âu từ thời kì cổ đại cho đến đầu thế kỷ XX.Từ đó, nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mĩ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kì, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sĩ tiêu biểu.

3. Lịch sử âm nhạc Việt Nam (3 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lich sử âm nhạc việt nam từ thời kì Hùng Vương đến nay, bao gồm các nội dung: âm nhạc Việt Nam từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ IX sau công nguyên; âm nhạc Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến thế kỉ XIX; âm nhạc Việt nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước cách mạng tháng tám năm 1945; âm nhạc ViệT Nam từ cách mạng thánh tám đến nay nay.

4. Hòa âm cổ điển (3 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: lí thuyết âm nhạc cơ bản
  • Nội dung: Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về kỹ thuật phối hòa thanh của các hợp âm ba chính trong điệu thức (bao gồm các hợp âm nguyên vị cùng các thể đảo của) với các các bài tập đã cho sẵn giai điệu hoặc bè trầm ở hình thức một đoạn nhạc

5. Hình thức và thể loại âm nhạc (4 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Hòa âm cổ điển
  • Nội dung: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các hình thức âm nhạc mẫu mực đã được định hình trong thời kỳ âm nhạc cổ điển, giúp cho HSSV biết phân tích một tác phẩm (ở dạng hình thức một đoạn; hai đoạn hoặc ba đoạn đơn) viết cho piano hoặc thanh nhạc, hoặc một nhạc cụ độc tấu của các tác giả tiêu biểu Việt Nam hoặc các tác giả châu Âu trên các phương diện: Sơ đồ, điệu tính, lối tiến hành kết, mối quan hệ về chất liệu chủ đề, cách phân ngắt câu, đoạn. Ngoài ra môn học còn cung cấp cho SV những hiểu biết cơ bản về cấu trúc của một số hình thức lớn, một số thể loại âm nhạc tiêu biểu trên thế giới

6. Xướng âm – ghi âm 1, 2, 3, 4, 5 (8 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Học theo trình tự từ HP 1 đến HP 5
  • Nội dung: Sinh viên đọc được các gam trưởng, thứ từ không dấu hóa đến bảy dấu hóa; chủ yếu luyện đọc quãng với các loại nhịp 2/4, 3/4,4/4, 3/8, 6/8; nghe ghi  các giọng từ không đến bốn dấu hóa (có kết hợp ly điệu) với các loại nhịp 2/4,3/4,4/4,3/8,6/8

7. Thanh nhạc 1, 2, 3, 4, 5, 6 (10 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Học theo trình tự từ HP 1 đến HP 6
  • Nội dung; Hướng dẫn cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tư thế hát, hiểu được bộ máy phát âm, vị trí âm thanh, rèn luyện các kỹ thuật thanh nhạc như: Cantilena, Staccato, Passage, Crescendo-diminuendo (hát phóng to-thu nhỏ), hơi thở, khẩu hình, tiêu chuẩn của âm thanh, phương pháp chuyển giọng (với nữ), hát đóng tiếng (với nam), hoàn thiện toàn bộ giọng hát…

8. Piano 1, 2, 3, 4, 5 (2.5 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Học theo trình tự từ HP 1 đến HP 6
  • Nội dung: Học tập các dạng kĩ thuật cơ bản của đàn Piano như legato, staccato, nonlegato… áp dụng các kỹ thuật đó vào việc luyện tập gam (chạy gam liền bậc, gam rải, hợp âm theo các hình tiết tấu cơ bản); xử lý và hoàn thiện các tiểu phẩm, tác phẩm viết hoặc chuyển soạn cho đàn Piano (ở trình độ cơ bản)

9. Hợp xướng 1,2 (4 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung; Những kĩ năng hát hợp xướng, kĩ năng nghe và hòa tấu hợp xướng, kĩ năng biểu diễn, học hát và thể hiện các tác phẩm hợp xướng để phát triển giọng hát và các hình thức biểu diễn.

10. Kỹ thuật diễn viên 1,2,3 (4.5 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung: Cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp biểu hiện, quy tắc thực hành của sân khấu; phát triển kĩ thuật diễn xuất. Ứng dụng các quy tắc thực hành sân khấu, các kĩ thuật diễn xuất, kĩ thuật thanh nhạc vào việc tập luyện và biểu diễn một số tác phẩm thanh nhạc đại diện cho ba phong cách âm nhạc.

11. Hát dân ca 1,2 (2 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung: Những kiến thức cơ bản về âm nhạc dân gian Việt Nam, nhận được sự khác nhau về phong cách dân ca các vùng,miền. Học các làn diệu dân ca qua các bài dân ca của ba miền.

12. Kỹ thuật hóa trang (1 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung: Hướng dẫn sinh viên phương pháp trang điểm trong cuộc sống và hóa trang khi biểu diễn thanh nhạc trên sân khấu.

13. Phát âm tiếng Ý (2 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Không
  • Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phát tiếng Ý, cách phát âm tiếng Ý. Ứng dụng vào phát âm và hát các tác phẩm thanh nhạc tiếng Ý

14. Tin học ứng dụng trong ÂN (1 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Học xong khối kiến thức cơ sở ngành.
  • Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ thuật kỹ năng chép nhạc trên máy vi tính, kỹ thuật cắt dán, biên tập âm thanh và hình ảnh, áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác học tập và hoạt động âm nhạc

15. Âm nhạc cổ truyền VN (2 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam, hát dân ca
  • Nội dung: Trang bị những kiến thức tổng quát và sơ đẳng về hệ nhạc khí, nhạc cụ dân tộc, ca nhạc cổ truyền, hát ru, các điệu hò, lí tiêu biểu có thể giới thiệu cho học sinh THCS

16. Thực tế tại cơ sở  (1 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Học xong các chương trình quy định
  • Nội dung: Cung cấp cho SV những hiểu biết thực tế về công tác và hoạt động của người diễn viên trong đơn vị biểu diễn nghệ thuật, nâng cao hơn nửa những kinh nghiệm về biểu diễn sân khấu…

17. Thực tập 1, 2 (4 tín chỉ)

  • Điều kiện tiên quyết: Học xong các chương trình quy định
  • Nội dung: Củng cố và khắc sâu lý thuyết và kỹ năng thực hành ca hát trên sân khấu thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Hướng dẫn sinh viên phương pháp xây dựng các chương trình nghệ thuật. Ngoài ra còntrang bị cho sinh viên sự bao quát mang tính thẩm mỹ về các lĩnh vực trong chuyên ngành âm nhạc như: Sáng tác, biểu diễn nhạc cụ, biểu diễn thanh nhạc…

BÌNH LUẬN