Thứ Sáu, 23/12/2022 | 09:11 GMT +7

Khoa Văn hóa tổ chức thành công hội thảo khoa học: “Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá”

Thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023, sáng ngày 06/12/2022 khoa Văn hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá” tại phòng Hội thảo, tầng 7, cơ sở 2A, Trường Đại học Hạ Long. Tham dự Hội thảo có sự tham dự của đại biểu […]

Thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023, sáng ngày 06/12/2022 khoa Văn hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá tại phòng Hội thảo, tầng 7, cơ sở 2A, Trường Đại học Hạ Long.

Tham dự Hội thảo có sự tham dự của đại biểu khách mời phòng HTQT và QLKH, khoa Du lịch, khoa Nghệ thuật. Về phía khoa Văn hoá, có TS Ngô Hải Ninh (Trưởng khoa); ThS Nguyễn Duy Cường (Phó trưởng khoa) – điều hành hội thảo, cùng các giảng viên và 30 sinh viên khoa Văn hoá.

Để chuẩn bị cho Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được gần 30 bài tham luận của các giảng viên, sinh viên và các cựu sinh viên. Ban biên tập đã biên tập 15 bài viết có chất lượng chuyên môn tốt, tập hợp thành cuốn kỉ yếu.

Hội thảo được chia thành hai phiên thảo luận: (1). Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo lĩnh vực văn hoá; (2). Ứng dụng chuyển đổi số vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam.

Tại hai phiên thảo luận đã có 5 báo cáo được trình bày; có thể kể đến đó là các tham luận của TS. Ngô Hải Ninh về Chuyển đổi số trong giáo dục đại học, cơ hội và thách thức; tham luận của ThS Lê Thanh Hoa về Marketing điện tử trong văn hoá nghệ thuật; ThS Lưu Thị Thanh Hoà tham luận về giải pháp chuyển đổi số bảo tồn và phát huy bền vững giá trị các di sản văn hoá tỉnh Quảng Ninh…Tại mỗi phiên thảo luận, sau phần báo cáo tham luận, Hội thảo đã tập trung thảo luận sôi nổi về những khó khăn, thách thức trong chuyển đổi số đối với việc giảng dạy các học phần chương trình Quản lý văn hoá, lĩnh vực văn hoá. Đồng thời cũng đề ra được những giải pháp chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy bền vững giá trị các di sản văn hoá tại tỉnh Quảng Ninh, từ đó sẽ tác động đến thái độ chủ động học tập của sinh viên cũng như khả năng thích ứng với thị trường lao động của sinh viên khoá Văn hoá hiện nay. Đặc biệt, Hội thảo đã nhận được sự sẻ chia của các khách mời đồng thời cũng là những giảng viên đang ứng dụng chuyển đổi số vào giảng dạy các học phần chuyên ngành tại khoa Văn hóa và những khó khăn của sinh viên khi theo học trong bối cảnh chuyển đổi số.

Sau hơn 3 giờ làm việc tích cực, Hội thảo đã thống nhất được một số giải pháp trang bị,  tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyển đổi số; giải pháp, hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp nâng cao năng lực, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giảng viên; giải pháp chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá sinh viên;  Giải pháp chuyển đổi số đối với các di sản văn hóa Việt Nam nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, giá trị văn hóa, góp phần đưa văn hóa, di sản trở thành những sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Hải Ninh

BÌNH LUẬN