Thứ Hai, 18/3/2019 | 12:01 GMT +7

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA KHOA MÔI TRƯỜNG HƯỞNG ỨNG CHỦ ĐỀ NĂM 2018 CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Hưởng ứng chủ đề năm 2018 “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên” của tỉnh Quảng Ninh, giảng viên và sinh viên khoa môi trường đã có những hoạt động chuyên môn nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

Hưởng ứng ngày đất ngập nước thế giới 02/02/2018, giảng viên và sinh viên khoa Môi Trường đã được tiếp cận những thông tin về đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái đất ngập nước trên địa bàn Quảng Ninh, tham gia các hoạt động dọn vệ sinh trong khu vực, trồng rừng ngập mặn tại Đồng Rui, Tiên Yên. Tại hội thảo này giảng viên Khoa Môi trường, trường ĐH Hạ Long đã có bài trình bày “Đất ngập nước và du lịch sinh thái” tại Hội thảo nhằm Bảo tồn và khai thác bền vững hệ sinh thái Đất ngập nước nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ Đất ngập nước cho cán bộ địa phương và cộng đồng dân cư tại Huyện Tiên Yên, bảo tồn và phát huy giá trị bền vững của Hệ sinh thái đất ngập nước, giúp tìm ra sinh kế bền vững cho người dân trong vùng đệm khu vực Đất ngập nước Đồng Rui, TiênYên. Thông qua buổi hội thảo trải nghiệm thực tế các em sinh viên đã có nhận thức cũng như ý thức trong bảo vệ vùng đất ngập nước.

Hưởng ứng ngày Quốc tế về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh 22 tháng 5 năm 2018, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh giảng viên và sinh viên khoa Môi trường đã tham dự Hội thảo Bảo vệ và phát huy giá trị đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học với sự trình bày của các chuyên gia đến từ trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, Tổ chức Pannature Việt Nam, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Bái Tử Long Vườn Quốc gia Bái Tử Long. Mặt khác, tại hội thảo giảng viên khoa Môi Trường trường Đại học Hạ Long đã có bài trình bày về “Lợi ích của chính quyền và các doanh nghiệp khi đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học”. Thông qua hội thảo, sinh viên khoa Môi trường đã được tiếp cận với những kiến thức thực tế về đa dạng sinh học của Quảng Ninh; các hướng nghiên cứu, mô hình kinh tế phù hợp để bảo vệ và phát huy giá trị đa dạng sinh học của tỉnh.

Để bổ sung kiến thức về thực vật phù du có hại trong môi trường biển, giảng viên Bùi Thị Nha Trang đã tham gia khoá đào tạo về Tảo độc nở hoa và an toàn đối với các trang trại nuôi trồng, vùng thu hoạch nhuyễn thể trong môi trường tự nhiên do Viện nghiên cứu thuỷ sản 1 và Cơ quan quản lý các ngành sản xuất cơ bản bang New Southwales (Australia) tổ chức tại Hải Phòng từ ngày 03 đến ngày 08 tháng 6 năm 2018. Tại khoá tập huấn, giảng viên đã được học hỏi những kinh nghiệm nhằm kiểm soát sự bùng phát của tảo độc trong môi trường biển, về mối liên quan giữa tảo độc và vấn đề an toàn thực phẩm, hướng nghiên cứu liên quan giữa biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tảo độc trong đại dương. Những chia sẻ về kinh nghiệm, hướng nghiên cứu về tảo độc của các chuyên gia hàng đầu về Tảo độc trong môi trường biển đến từ các trường ĐH lớn của Úc như ĐH Công nghệ Sydney, ĐH Sunshine Coast, Queensland, Úc là những gợi ý để ứng dụng tại Việt Nam nói chung và tại ĐH Hạ Long nói riêng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thí chứng với biến đổi khí hậu cho các khu vực ven biển.

Hoàng Thị Bích Hồng

BÌNH LUẬN