Thứ Hai, 2/7/2018 | 16:15 GMT +7

Giới thiệu Phòng Kế hoạch – Tài chính

Ngày 01/01/2015 Hiệu trưởng đã kí ban hành Quyết định số 17/QĐ-ĐHHL về việc thành lập các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc Trường Đại học Hạ Long. Theo đó, có 23 phòng, khoa, trung tâm được thành lập, trong đó có Phòng Kế hoạch – Tài chính.

I. Giới thiệu chung

Trường Đại học Hạ Long được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.

Ngày 01/01/2015 Hiệu trưởng đã kí ban hành Quyết định số 17/QĐ-ĐHHL về việc thành lập các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc Trường Đại học Hạ Long. Theo đó, có 23 phòng, khoa, trung tâm được thành lập, trong đó có Phòng Kế hoạch – Tài chính.

Phòng Kế hoạch –Tài chính được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 phòng, phòng Kế hoạch – Tài vụ trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Phòng Tài chính kế toán trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.

II. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

Phòng Kế hoạch – Tài chính có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc về kế hoạch phát triển nhà trường, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, mua sắm trang, thiết bị.

 Nhiệm vụ cụ thể:

1. Công tác kế hoạch:

  • Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng xây dựng các kế hoạch hoạt động, kế hoạch phát triển nhà trường.
  • Đầu mối tổng hợp và xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và kế hoạch ngân sách hàng năm của Trường.
  • Hướng dẫn các đơn vị trong Trường xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và kế hoạch ngân sách hàng năm.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiêu, lập dự toán ngân sách theo đúng chế độ chính sách và các thủ tục tài chính của Nhà nước; bảo đảm phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động của nhà trường.

2. Công tác tài chính:

  • Tiến hành việc thu chi, cấp phát và thanh toán kịp thời các khoản chi tiêu cho mọi hoạt động của trường.
  • Lập sổ sách, chứng từ, làm báo cáo quyết toán theo đúng quy định.
  • Có biện pháp quản lý và kiểm soát việc thu chi các nguồn vốn do nhà trường tự thu; hướng dẫn kiểm tra các tổ chức trong trường chi tiêu, thanh toán, mua sắm, phân phối và sử dụng, bảo quản các loại vật tư, tài sản của nhà trường.
  • Kiểm tra và thực thi các khoản thu, chi tài chính; các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, mua bán, sửa chữa, thanh lý tài sản; thẩm định các báo giá, thẩm định các báo giá, thẩm định tài chính của các hợp đồng, chương trình, dự án… theo quy định.
  • Kiểm tra và đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch nhiệm vụ và kế hoạch ngân sách hàng năm của các đơn vị để trình phương án điều chỉnh kinh phí cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ cụ thể.
  • Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng chế độ chính sách, các quy định, quy trình về tài chính; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị hạch toán độc lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo về tài chính phục vụ công tác quản lý.
  • Lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước; lập các báo cáo về tài chính phục vụ công tác quản lý của Trường.
  • Xây dựng và thực hiện Quy chế quản lý tài chính, Quy chế Chi tiêu nội bộ theo quy định.

3. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và quản lý tài sản:

  • Tham mưu xây dựng các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hàng năm, kế hoạch trung và dài hạn theo quy hoạch phát triển của Trường.
  • Tham mưu, tổ chức lập và triển khai các dự án đầu tư  XDCB, mua sắm trang thiết bị gồm: Công tác quy hoạch và quản lý đất đai của Trường; công tác quản lý dự án; quản lý chất lượng công trình; quản lý chi phí các dự án; công tác lựa chọn nhà thầu; công tác vệ sinh môi trường; công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động cho các dự án theo quy định hiện hành.
  • Tham mưu tổ chức lập và triển khai công tác quản lý, sử dụng và sửa chữa tài sản của Trường theo quy định hiện hành.

 

 

BÌNH LUẬN