Thứ Hai, 6/5/2019 | 14:32 GMT +7

CÁC QUY TẮC ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH

Trọng âm tiếng Anh là sự nhấn mạnh vào một âm tiết cụ thể của một từ trong khi phát âm. Tất cả các âm tiết đều có đặc điểm chung là sự nổi bật. Các nhân tố làm nổi bật âm tiết bao gồm: âm thanh, độ dài âm thanh, đặc điểm âm thanh và chất lượng âm thanh. Trọng âm ở vị trí khác nhau có thể làm thay đổi chức năng và nghĩa của một mục từ ví dụ present (danh từ quà tặng hoặc tính từ hiện tại) nhưng present (đông từ trình bày)…Việc nhớ các qui tắc đánh dấu trọng âm sẽ giúp người học phát âm và nghe từ tiếng Anh tốt hơn.

CÁC QUY TẮC ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH

                                                                     ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Khoa Ngoại ngữ

Đặt vấn đề

Trong thực tế dạy và học tiếng Anh, phương pháp nhấn dấu trọng âm của từ thường ít được chú trọng. Giáo viên và học sinh ít khi dùng dấu trọng âm hoặc  phiên âm quốc tế. Điều này khiến cho học sinh đọc sai từ và gặp khó khăn khi nghe người bản ngữ nói. Đứng trước thực trạng này bản thân giáo viên chúng ta phải làm gì để cho người học  phát âm từng từ cho thật chuẩn về âm và trọng âm tiếng Anh?

Nội dung

Trọng âm tiếng Anh là sự nhấn mạnh vào một âm tiết cụ thể của một từ trong khi phát âm. Tất cả các âm tiết đều có đặc điểm chung là sự nổi bật. Các nhân tố làm nổi bật âm tiết bao gồm: âm thanh, độ dài âm thanh, đặc điểm âm thanh và chất lượng âm thanh. Vị trí của trọng âm trong một từ có thể ở các vị trí âm tiết khác nhau ví dụ như: gOing, phoTOgrapher, natioNality…

Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và kinh nghiệm thực tế, theo tôi một biện pháp hữu hiệu là áp dụng dạy cho học sinh những quy tắc đánh dấu trọng âm cho từng từ trong các tiết dạy kỹ năng. Cụ thể là phải thực hành thật nhiều loại hình bài tập về trọng âm. Trong bài viết này, tôi xin đưa ra  17 qui tắc khá phổ biến khi học và thực hành phát âm đúng trọng âm của từ tiếng Anh trong các tiết học nhằm giúp học sinh  phát âm đúng, nâng cao hiệu quả các tiết học tiếng Anh, từ đó cải thiện được kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng nghe và kĩ năng nói.

  1. Đa phần các động từ hai âm tiết thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: collect, repeat, enjoy, decide

Tuy nhiên có một số ngoại lệ như các động từ visit, open, borrow

  1. Đa số danh từ và tính từ 2 âm tiết, trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: mountain, temple, morning, mother,

Nhưng trong các từ sau trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: machine, campain, alone

  1. Một số từ vừa mang nghĩa danh từ hoặc tính từ thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất, nếu mang nghĩa động từ thì trọng âm nhấn vào âm

tiết  thứ 2.

Ví dụ:  object(n)                   absent(n,adj)             contract(n)

object(v)                    absent(v)                  contract(v)

  1. Danh từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào âm tiết đầu tiên.

Ví dụ: raincoat, teacup, wastebasket, bookshop

  1. Tính từ ghép thường có trọng âm chính nhấn vào âm tiết đầu tiên nhưng nếu tính từ ghép mà từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ hoặc kết thúc bằng đuôi “ed” thì trọng âm chính lại nhấn ở âm tiết thứ 2.

Tương tự động từ ghép và trạng từ ghép có trọng âm chính nhấn vào âm tiết  thứ 2.

Eg: homesick, airsick, water-proof, praise-worthy

Nhưng: bad-tempered, short-sighted, ‘well-built, ‘well-informed

  1. Các tính từ có tận cùng là: ant, ent, able, al, ful, less, y sẽ có trọng âm nhấn ở âm tiết đầu tiên.

Ví dụ: constant, present, portable, total, beautiful, homeless, lazy

  1. Các từ kết thúc bằng đuôi: HOW, WHAT, WHERE có trọng âm nhấn ở âm tiết đầu tiên.

Ví dụ: anyhow, anywhere, somewhat, somewhere

  1. Các từ kết thúc bằng đuôi “EVER” thì sẽ nhấn mạnh ở chính nó.

Ví dụ: however, whenever, whomever, whatever, whoever.

  1. Các từ 2 âm tiết tận cùng bằng đuôi “er” thì sẽ nhấn mạnh ở âm tiết đầu.

Eg: father, mother, teacher, suffer, flower, filmmaker

  1. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng “a” thì sẽ nhấn mạnh ở âm tiết thứ hai.

Ví dụ: about, ago, asleep, abroad, afraid, alike, above

  1. Các từ tận cùng bằng các đuôi “acy, age, ate, ure, ety, ity, ion, cial, uos, ian, ior, iar, ence, iency, ient, ier, ic, ics” trọng âm rơi vào trước nó.

Ví dụ: democracy, image, educate, society, artificial, dictation, librarian, experience, premier, courageous, familiar, convenient, republic, relics

Nhưng có một số ngoại lệ như: catholic, lunatic, arabic, arithentic

  1. Các từ kết thúc bằng “ate” nếu 2 âm tiết thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất. Nếu 3 hoặc trên 3 âm tiết thì trọng âm chính nhấn ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Ví dụ: climate, private, senate, nitrate, classmate

Nhưng: congratulate, communicate, concentrate.

  1. Các từ tận cùng bằng đuôi “ade, ee, ese, eer, ette, oo, oon” thì nhấn trọng âm vào chính đuôi này.

Ví dụ: lemonade, chinese, degree, engineer, cigarette, kangaroo, afternoon.

  1. Tất cả các từ kết thúc bằng đuôi “ly” đều nhấn trọng âm theo tính từ của nó.

Ví dụ: carelessly, differently, patiently, easily

  1. Các đại từ phản thân luôn nhấn mạnh ở âm tiết cuối.

Ví dụ: myself, yourself, himself, herself

  1. Các từ chỉ số lượng nhấn trọng âm ở âm tiết cuối nếu kết thúc bằng đuôi “een”. Ngược lại sẽ nhấn ở trọng âm ở âm tiết đầu nếu

kết thúc bằng đuôi “y”.

Ví dụ: thirteen, fourteen, fifteen, forty, fifty

  1. Các tiền tố không bao giờ có trọng âm, mà thường nhấn vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: before, illegal, mistake, unusual, reflect

Kết luận

Trên đây là hàng loạt các quy tắc về phương pháp đánh dấu trọng âm tiếng Anh. Để nhớ hết ngay quả thật là khó khăn cho học sinh, ngay cả đối với giáo viên cũng là cả một vấn đề không dễ, vậy chúng cần thực hành và vận dụng vào làm bài tập càng nhiều càng tốt để có thể thấm nhuần được hết những quy tắc này.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Peter Roach, English Phonetics and Phonology, Cambridge University Press, 1987.
  2. Trần Mạnh Hùng, Cách đánh dấu trọng âm đúng và phát âm đúng, NXB Giáo dục, 1997.

 

 

 

 

BÌNH LUẬN